Ghé Thăm 16 Ngôi Chùa Hà Nội Linh Thiêng Nổi Tiếng
Đền, chùa là một trong những nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung, và của người dân Hà Nội nói riêng. Mỗi ngôi chùa ở ở Hà Nội dù lớn hay nhỏ đều có lịch sử, kiến trúc độc đáo, thu hút rất nhiều người đến tham quan, vãn cảnh. Ngoài ra, những ngôi chùa linh thiêng này còn là nơi cầu an cho bản thân và gia đình, hay đơn giản, là nơi người ta tìm đến để tâm hồn được lắng đọng trước những ồn ào của cuộc sống. Sau đây chúng ta cùng ghé thăm 16 ngôi chùa Hà Nội linh thiên và nổi tiếng nhé1. Chùa Trấn Quốc Hà NộiNằm trên một hòn đảo nhỏ phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc hiện ra uy nghiêm, diễm lệ, vẹn nguyên dáng hình như thuở tạo dựng cách đây 1500 năm.Ngôi chùa này nguyên là chùa Khai Quốc, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, Trần. Ngày nay, chùa Trấn Quốc nổi tiếng với kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng mà an lành giữa hồ nước mênh mang, tạo cảm giác thư giãn, an yên tuyệt đối cho người hành hương. Chùa Trấn Quốc có kết cấu và nội thất tuân thủ theo trình tự và theo nguyên tắc của Phật giáo với tòa Bảo tháp lục độ đài sen màu đỏ nổi bật ở giữa khuôn viên chùa. Với những giá trị về lịch sử, tâm linh, lẫn kiến trúc, chùa Trấn Quốc xứng đáng là nơi để bạn dừng chân chiêm ngưỡng mỗi khi đến Hà Nội.
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
2. Chùa Hương Hà NộiChùa Hương, hay chùa Hương Sơn là quần thể tôn giáo – tâm linh nằm ven bờ phải sông Đáy. Nơi đây bao gồm rất nhiều ngôi chùa thờ Phật, và các đình, đền thờ những vị thần theo tín ngưỡng nông nghiệp từ ngày xưa. Quần thể chùa Hương được hình thành từ thế kỳ 15, với nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, được chia thành khu vực chùa Ngoài, tức chùa Thiên Trù, và chùa Trong nằm bên trong động đá tự nhiên Hương Tích.Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi hoa mơ nở trắng vùng Hương Sơn thì cũng là lúc đông đảo các Phật tử cũng như du khách bốn phương nô nức đi trẩy hội chùa Hương. Chèo thuyền, leo núi, nghe hát chèo, hát văn, v.v. là những hoạt động rất độc đáo và thú vị khi đến lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch hàng năm.
Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Tìm hiểu thêm về: Khách sạn ở quận Cầu Giấy.3. Chùa Bộc Hà NộiChùa Bộc, còn có tên là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, được cho là khởi lập từ thời Hậu Lê, nhưng sau đó bị tàn phá sau trận chiến ở gò Đống Đa. Đến thời vua Quang Trung, ông cho trùng tu ngôi chùa này và đổi tên thành chùa Thiên Phúc, nhưng người dân vẫn quen gọi là chùa Bộc.Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì nằm gần chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên chùa còn được dùng để tưởng nhớ vua Quang Trung và vong linh những người lính tử trận. Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, và vẫn còn lưu giữ những cổ vật giá trị từ thời Tây Sơn.Ngày nay, chùa Bộc nằm trên con phố tấp nập, sôi động, nhưng cảnh quan ở chùa vẫn tĩnh lặng và bình yên. Ngoài ra, bên trong chùa còn có cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Nam nổi tiếng.
Địa chỉ: 14 phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
4. Chùa Phổ Quang Hà NộiMột di tích lịch sử văn hóa thời Trần xuất hiện cách đây 800 năm đó là chùa Phổ Quang, hay còn gọi là chùa Tình Quang, do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử kiến tạo và thành lập, và trở thành chốn đại danh lam thắng cảnh của giang sơn dưới thời vua Lê Thái Tông.Tương tự như nhiều ngôi chùa ở làng quê Bắc bộ, chùa Phổ Quang có khu vực đình để thờ thành hoàng làng, và thờ Phật. Trải qua nhiều biến động của lịch sử và nhiều lần trùng tu, chùa Phổ Quang ngày nay không còn mang hình dáng cũ ban đầu, tuy nhiên, vẫn còn hệ thống tượng tròn ở hiên chùa rất có giá trị nghệ thuật.Chùa Phổ Quang cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về phía Bắc, nên bạn sẽ có dịp lướt qua vùng đồng bằng Đông Bắc tuyệt đẹp, đặc biệt là con đường đê ven sông Đuống thơ mộng.
Địa chỉ: Làng Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
5. Chùa Láng Hà NộiChùa Láng có tên chính thức là Chiêu Thiền Tự, được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông, trên nền nhà cũ của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vì thế, ngoài thờ Phật và các thần, chùa Láng còn là nơi thờ vua Lý và vị thiền sư.Các công trình kiến trúc trong chùa được xây dựng hòa hợp với thiên nhiên, từ sân vườn đến những hàng cây cổ thụ, tạo nên một không gian tĩnh mịch, lắng đọng. Ngoài ra, chùa Láng từng được biết đến là đệ nhất tùng lâm của chốn kinh kỳ Thăng Long.Khi xưa, chùa Láng là nơi các sĩ tử đến cầu xin thi cử đỗ đạt. Ngày nay, sân chùa là điểm ôn bài lý tưởng của các bạn học sinh, sinh viên thủ đô vì nơi đây quá mát mẻ và yên tĩnh.
Địa chỉ: Làng Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
6. Chùa Pháp Vân Hà NộiChùa Pháp Vân, hay chùa Nành, chùa Cả, là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nội. Chùa đã được dựng từ thế kỷ 11, dưới thời nhà Lý, trải qua nhiều lần trùng nhưng vẫn còn giữ nguyên những đường nét điêu khắc trạm trổ cổ kính của ngôi chùa.Kiến trúc của chùa không bắt đầu bằng cổng Tam Quan mà là cổng Ngũ Môn giống như nét kiến trúc tại các ngôi đền ở Việt Nam. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn tọa lạc một ngôi Thủy Đình nằm nổi bật trên hồ nước, vốn là nơi tổ chức biểu diễn múa rối nước trong các ngày hội ở chùa năm xưa.Cùng với chùa Dâu, chùa Keo, và chùa Đậu, chùa Pháp Vân là nơi thờ một trong bốn vị Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian. Hiện nay, bên trong chùa có nhiều pho tượng Phật, cùng nhiều cổ vật quý hiếm có niên đại cả nghìn năm.
Địa chỉ: Làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
7. Chùa Phúc Khánh Hà NộiChùa Phúc Khánh còn được gọi là chùa Sở, là một ngôi chùa lâu đời nằm giữa lòng Hà Nội, nay trở thành Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Được biết, ngôi chùa này được dựng từ thời Hậu Lê, cũng đã từng bị sụp đổ sau trận chiến Đống Đa, sau đó được xây lại, và trùng tu nhiều lần. Tương tự như chùa Bộc, chùa Phúc Khánh cũng là một phần trong sử tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh.Ngày nay, chùa Phúc Khánh là địa chỉ quen thuộc với người dân thủ đô, nhất là vào những ngày rằm. Nơi đây thu hút đông đảo Phật tử đến cầu an, chiêm bái, lễ Phật, hay dâng sao giải hạn.
Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
8. Chùa Quán Sứ Hà NộiChùa Quán Sứ đã xuất hiện từ thế kỷ 15, nguyên là một tòa nhà được vua Lê Thế Tông cho xây dựng để tiếp đón sứ thần các nước láng giềng. Vì các sứ thần đều sùng đạo Phật nên bên trong khuôn viên dựng thêm một ngôi chùa để họ có nơi hành lễ. Sau bao thăng trầm thời gian thì ngôi nhà sứ thần đã mất dấu, chỉ còn ngôi chùa Quán Sứ tồn tại đến ngày nay.Kiến trúc của ngôi chùa mang đậm phong cách của vùng Bắc Bộ thời xưa với mái vòm, ngói vảy, tam quan có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Đặc biệt, tên chùa và các câu đối trong chùa sử dụng chữ quốc ngữ.Không chỉ là một ngôi chùa cổ linh thiêng, chùa Quán Sứ còn được biết đến là một trung tâm Phật giáo Việt Nam. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và văn phòng đại diện của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình tại Việt Nam (ABCP) cũng đặt ở đây.
Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
9. Chùa Linh Ứng Hà NộiChùa Linh Ứng được xây từ hồi thế kỷ 19 và tôn tạo nhiều lần vào thế kỷ 20 nên ngôi chùa hiện nay trông rất khang trang. Linh Ứng Tự là nơi thờ Phật, và đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, và lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật quý từ thời Nguyễn.Chùa Linh Ứng Hà Nội được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, mà còn là chốn thiền tâm, hành hương của người dân thủ đô cũng như du khách.
Địa chỉ: 290 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
10. Chùa Hà Hà NộiChùa Hà, với tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, tạo thành cụm di tích đình – chùa Hà thuộc quận Cầu Giấy. Chùa Hà và chùa Duyên Ninh ở Ninh Bình là hai ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở miền Bắc.Chùa Hà được phỏng đoán khởi lập từ nhà Lý hoặc Lê, và trải qua bao phen binh hỏa, chùa Hà đã bị phá hủy nhiều lần, và nhờ tâm huyết của người dân làng Dịch Vọng và Thổ Hà xưa kia, chùa mới được xây dựng, tái tạo, và giữ được đến ngày nay.Chùa Hà được di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, thu hút nhiều khách đến tham quan. Đặc biệt, vào những ngày Sóc ,Vọng, các Phật tử nô nức tìm đến lễ chùa, cầu an, và cầu duyên.
Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
11. Chùa Một Cột Hà NộiCùng với chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột là ngôi chùa hiếm hoi trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội, và cũng là quần thể kiến trúc được phong hiệu Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đợt đầu tiên.Chùa Một Cột được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông, với tên gọi khác là chùa Mật, hay chùa Diên Hựu. Trong đó, Liên Hoa Đài là công trình nổi bật nhất trong quần thể chùa, với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, tựa như đài hoa sen nở trên mặt hồ. Công trình này từng bị đánh bom sập đổ vào năm 1954, và được phục dựng lại vào năm 1955 dựa trên bản thiết kế để lại từ thời Nguyễn, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua khi đặt chân đến Hà Nội, và được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.
Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
12. Chùa Tứ Kỳ Hà NộiChùa Tứ Kỳ có tên chữ Linh Tiên Tự, là một ngôi chùa làng xuất hiện từ cuối thế kỷ 17, tọa lạc trên một gò đất cao ở phía đông hồ Linh Đàm. Trải qua hơn 300 năm, chùa được sửa sang và tôn tạo nhiều lần. Bề ngoài công trình chùa Tứ Kỳ trông khá mới, nhưng bên trong lại bảo tồn và gìn giữ nhiều cổ vật hơn 300 tuổi, trong đó có khoảng 20 pho tượng tròn được tạo tác từ thế kỳ 17. Ngoài chức năng là nơi sinh hoạt tôn giáo của địa phương, chùa Tứ Kỳ còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền dưỡng sinh, dạy Phật pháp bằng ngoại ngữ, các lớp thư pháp, võ quyền. Đặc biệt, nơi đây sở hữu thư viện Phật giáo lớn nhất miền Bắc. Có thể nói, chùa Tứ Kỳ còn là trung tâm văn hóa của phía nam Hà Nội.
Địa chỉ: 8 Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
13. Chùa Đậu Hà NộiThành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, hay chùa Bà đều là tên gọi của chùa Đậu, một ngôi chùa cổ được xây vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, và đã trùng tu nhiều lần qua các thời kỳ. Ngôi chùa Đậu được thiết kế theo lối kiến trúc “nội công, ngoại quốc”, “tiền Phật, hậu Thánh”, một kiểu kiến trúc đặc trưng vào thế kỉ 17.So với các chùa khác ở Hà Nội thì chùa Đậu nằm ở khá xa trung tâm thành phố. Tuy nhiên, chùa Đậu vẫn thu hút các Phật tử và du khách thập phương ghé đến vãn cảnh. Đặc biệt, trong chùa còn thờ hai vị thiền sư đắc đạo Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Hai vị sư đã từng tu tại chùa, và để lại toàn thân xá lợi sau khi qua đời. Điều này khiến cho chùa Đậu trở nên linh thiêng và thu hút hơn.
Địa chỉ: Thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
14. Chùa Khai Nguyên Hà NộiNếu được hỏi, đâu là ngôi chùa lớn nhất khu vực Sơn Tây – Hà Nội, thì chắc chắn đó là chùa Khai Nguyên. Chùa Khai Nguyên có tên đầy đủ là Cổ Liêu Tự, hay chùa Cheo, được xây dựng từ thế kỷ 16, dưới thời nhà Lý, và hiện sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất khu vực Đông Nam Á.Chùa nằm giữa một vùng quê yên bình, tươi đẹp, với hồ nước vuông vắn nằm trong khuôn viên, cây cối, hoa cỏ xanh tươi quanh năm, đem lại không khí trong lành, thanh tịnh cho Phật tử và du khách khi tới chùa chiêm bái và thư giãn. Hàng năm, chùa Khai Nguyên mở các khóa tu học giáo lý Phật giáo cho các tăng ni, Phật tử. Đặc biệt, còn có các khóa tu học ngắn hạn cho các bạn trẻ, gắn liền với các chương trình thiện nguyện và nhân đạoCó thể bạn cần tìm: khách sạn ở hà nội đẹp
Địa chỉ: Thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
15. Chùa Linh Quang Hà NộiLinh Quang Tự, hay Sùng Khánh Tự chính là tên chính thức của chùa Bà Đá, một ngôi chùa cổ ở cạnh hồ Hoàn Kiếm. Chùa Bà Đá được xây dưới thời vua Lý Thánh Tông, trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long năm xưa. Vốn là trường sở của Lâm Tế tông, nay Chùa Bà Đá là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội, và thường xuyên tổ chức các buổi lễ. Ngoài ra, trong chùa còn có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội.Vì nằm giữa phố nên chùa Bà Đá hiện nay bị bao quanh bởi nhà cửa và các công trình hiện đại. Mặt tiền của chùa chỉ là ngõ nhỏ thông ra phố Nhà Thờ, nằm xen giữa nhà dân hai bên.
Địa chỉ: 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
16. Chùa Thiên Phúc Hà NộiThiên Phúc Tự, hay chùa Tây Cú, chùa An Trung, là một Di tích lịch sử - văn hóa được xây dựng từ thời Lê – Nguyễn. Chùa Thiên Phúc có Tam quan nằm dọc theo mặt phố, rất khớp với quy hoạch đường phố thời Pháp.Xem thêm: khách sạn 4 sao ở Hà NộiNgoài chánh điện thờ Phật, chùa Thiên Phúc còn có điện thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, công chúa Liễu Hạnh, cùng các ông Hoàng. Trong chùa hiện có nhiều pho tượng gỗ, sắc phong thời Nguyễn, Thiên Phúc Tự bia ký, cùng nhiều di vật có giá trị lịch sử khác.
Địa chỉ: 94 Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Dù bạn là cư dân Hà Nội, hay du khách bốn phương, thì nếu có dịp, hãy ghé tham quan những ngôi chùa vừa kể trên nhé. Những ngôi chùa này không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn là di tích lịch sử rất đáng trân trọng, giữ gìn. Và cũng đừng quên truy cập Ping Hotel Hanoi để biết thêm về kinh nghiệm khám phá Hà Nội và lựa chọn cho mình một nơi dừng chân lý tưởng nhé!Quý khách có thể truy cập website chính thức của khách sạn www.pinghotel.vn hoặc Facebook để biết các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt thường xuyên được cập nhật.Khách sạn bạn cần: khách sạn ở Mỹ ĐìnhLIÊN HỆ ĐẶT PHÒNG----------------------------------------------Điện thoại: 024 3785 8408
Hotline: 0904.77.14.26
Thư điện tử: sales@pinghotel.vn